Khởi kiện lấn chiếm đất đai
Câu hỏi tư vấn:
Xin chào công ty Winco, tôi có câu hỏi cần được tư vấn. Gia đình tôi có một mảnh đất và sinh sống ở đó từ năm 1989 đến nay, nhưng chúng tôi không làm sổ đỏ. Đến năm 2015 gia đình ông A hàng xóm bên cạnh có sửa nhà, nhưng họ cơi nới và lấn sang đất nhà tôi tầm 30m2. Gia đình tôi có nhờ đến sự can thiệp của chính quyền xã nhưng họ không giải quyết. Tôi muốn hỏi các luật sư của công ty winco là gia đình tôi liệu có khởi kiện đòi lại gia đình ông A phần đất bị lấn chiếm không? Vì diện tích đất đấy cũng không phải là nhiều.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã liên hệ với Công ty Winco. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau:
Khoản 1 Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
- b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”
Trường hợp của gia đình bạn bị nhà hàm xón lấn chiếm 30m2 đất, quyền và lợi ích của gia đình bạn đã bị ảnh hưởng thì gia đình bạn có quyền yêu cầu UBND xã hòa giải. Trong trường hợp không hòa giải được thì gia đình bạn nên làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết. Mặc dù không có sổ đỏ nhưng theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì bạn chỉ cần một trong những loại giấy tờ sau thì vẫn có thể làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết:
– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ;
– Các loại giấy tờ quy định được nêu trên mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp;
– Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp theo địa chỉ hoặc email.