SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (M&A)
Bất chấp những tác động tiêu cực do đại dịch COVID-19 và xung đột địa chính trị khu vực Trung Đông, giữa Nga và Ukraina mang lại đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) vẫn diễn ra hết sức sôi nổi. Thị trường M&A Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn, được các nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước đặt nhiều niềm tin. Do đó, không thể phủ nhận tiềm năng của M&A tại thị trường Việt Nam hiện nay. Để hiểu rõ hơn về M&A chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây.
1. Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là gì?
Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập. Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.
Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.
Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp hay còn gọi là M&A là mô hình thức tổ chức lại doanh nghiệp với mục đích giành quyền kiểm sóat doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không còn đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Chính vì vậy các công ty khi tham gia M&A sẽ có cơ hội mở rộng thị phần và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Điều này sẽ giảm thiểu được tình trạng khó khăn tồn tại trên thị trường hoặc bị phá sản.
M&A luôn được đặt song hành nhưng lại có bản chất khác nhau: Với “Merger”, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bị thâu tóm hoàn toàn bởi bên bán; trong khi đó, với “Acquisition” hai bên đồng thuận hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng. Bản thân trong “Acquisition” cũng có nhiều biến thể rất phong phú như: sáp nhập ngang, sáp nhập mở rộng thị trường, sáp nhập mở rộng sản phẩm, sáp nhập kiểu bản tập đoạn, sáp nhật mua, sáp nhập hợp nhất…
2. Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 về sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản; quyền; nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập; đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập.
Các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty; và công ty sau khi bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại.
Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan; trừ trường hợp được quy định tại Luật cạnh tranh là: một hoặc nhiều doanh nghiệp tham gia sáp nhập đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; việc sáp nhập có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế – xã hội; tiến bộ kỹ thuật; công nghệ.
Một trường hợp điển hình của việc vi phạm sáp nhập đã bị tuýt còi bởi cơ quan quản lý là việc Grab chiếm lại thị phần của Uber Việt nam. Mặc dù 2 doanh nghiệp này đều có công ty mẹ tại nước ngoài nhưng tại Việt Nam họ là 2 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất và cạnh tranh trực tiếp nhau trong lĩnh vực taxi công nghệ cao. Tuy nhiên sau đó vụ sáp nhập vẫn được thông qua, trong đó Uber được giữ một lượng cổ phần của công ty mẹ Grab, và rút lui khỏi thị trường Việt Nam. Trong vụ việc này cơ quan quản lý và Cục quản lý cạnh tranh đã không thể hoàn thành việc phản đối do nhiều lý do trong đó việc định nghĩa lĩnh vực riêng về taxi công nghệ chưa thể thống nhất vì còn phải so sánh với taxi truyền thống và như vậy thì Grab lại không vi phạm vì cả Uber và Grab chiếm quy mô không lớn trong toàn bộ ngành taxi nói chung, tuy nhiên tại thời điểm đó thì 2 công ty này đang chiếm trên 50% thị phần taxi công nghệ. Ngoài ra việc 2 công ty mẹ đều có trụ sở tại nước ngoài và họ có thể tự thỏa thuận với nhau thông qua việc Uber rút khỏi thị trường Việt Nam. Việc Uber rút khỏi thị trường Việt Nam lại không thể cản trở vì đây là quyền quyết định của doanh nghiệp. Đây là hình thức mới của sáp nhập doanh nghiệp đặc biệt với các công ty đa quốc gia.
3) Các kiểu sáp nhập công ty :
a) Sáp nhập theo chiều ngang: khi 1 doanh nghiệp mua lại hoặc thôn tính doanh nghiệp cùng ngành ví dụ 1 ngân hàng mua lại 1 ngân hàng cùng khu vực khác. Đây là kiểu M&A điển hình khi doanh nghiệp muốn mở rộng thị phần, chiếm phần ưu việt hơn trên thị trường và thôn tính đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên như đã nói ở trên tiến trình sáp nhập này cần không chiếm quá 40% thị phần nếu không sẽ phải báo cáo với cơ quan quản lý và được sự chấp nhận của cơ quan quản lý thì quá trình sáp nhập mới được hợp lệ.
b) Sáp nhập theo chiều dọc: Hoạt động sáp nhập với mục đích kết nối 2 công ty có cùng chuỗi giá trị sản xuất, nhưng khác biệt về giai đoạn sản xuất đang thực hiện. Đặc điểm của hoạt động M&A theo chiều dọc sẽ đảm bảo kiểm soát và nâng cao chất lượng hàng hóa, đầu ra sản phẩm. Từ đó, M&A theo chiều dọc sẽ khống chế đầu ra của đối thủ cạnh tranh, cắt giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
Ví dụ 1: Một công ty sản xuất Thép có thể mua lại 1 công ty khai thác quặng sắt. Vụ mua lại giúp công ty Thép có nguồn cung ổn định về nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của mình.
Ví dụ 2: là việc Masan mua lại chuỗi siêu thị của Vinmart, Vinmart+. Về cơ bản việc này giúp cho Masan đảm bảo đầu ra của sản phẩm của họ sẽ luôn có mặt trên chuỗi siêu thị hàng đầu này và giảm bớt ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực.
c) Sáp nhập kết hợp (M&A kết hợp) : Hình thức mua bán, sáp nhập để hình thành các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Việc sáp nhập này diễn ra giữa những công ty cùng phục vụ 1 nhóm khách hàng, trong lĩnh vực cụ thể nhưng không cung cấp sản phẩm giống nhau. Các sản phẩm này có thể hỗ trợ lẫn nhau, đi cùng nhau để chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ và uy tín doanh nghiệp.
Hình thức M&A này sẽ mang lại nhiều lợi ích như: Đa dạng hóa mặt hàng, sản phẩm, gia tăng lợi nhuận, giảm rủi ro cho doanh nghiệp, tiếp cận được nguồn tài nguyên khách hàng có sẵn…
Ví dụ cho hình thức này là việc Mobifone mua lại truyền hình AVG. Rõ ràng Mobifone có phần lợi ích đương nhiên khi mở rộng sang lĩnh vực truyền hình trả tiền, internet. Tuy nhiên thương vụ đã bị đổ bể do các vấn đề khác không liên quan tới sáp nhập.
4. Hình thức thực hiện
Đối với sáp nhập toàn bộ tài sản doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ được chuyển giao cho doanh nghiệp nhận sáp nhập. Mặt khác, trong hoạt động mua lại, không nhất thiết toàn bộ mà đôi khi chỉ là một phần tài sản của doanh nghiệp bị mua lại phải gộp chung với tài sản của doanh nghiệp mua lại.
5. Quy trình thực hiện M&A
a, Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị cho một giao dịch M&A giữ vai trò quyết định thắng bại của thương vụ M&A. Đối với bên bán, lập kế hoạch và chuẩn bị kỹ là yếu tố quyết định thành công của giao dịch. Đối với bên mua, đây là giai đoạn vô cùng quan trọng. Việc tìm hiểu và đánh giá đối tượng mục tiêu có ý nghĩa then chốt trong việc các bên có tiến đến được giai đoạn giao dịch chính thức hay không.
Bước 1: Tiếp cận đối tượng mục tiêu
Việc tiếp cận đối tượng mục tiêu có thể thông qua nhiều kênh như: Marketing của bên bán, tự tìm kiếm trong mạng lưới thông tin của bên mua, hoặc thông qua các đơn vị tư vấn, tổ chức môi giới trong cùng lĩnh vực đầu tư kinh doanh hoặc cá đơn vị chuyên tư vấn M&A.
Ở bước này, phạm vị tiếp cận phụ thuộc vào đánh giá sơ bộ của bên bán đối với các yếu tố sau trước khi quyết định tiến đến bước tiếp theo của lộ trình thâu tóm:
Đối tượng mục tiêu phải có hoạt động trong lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển của bên mua.
Đối tượng mục tiêu thường có nguồn khách hàng, đối tác đã định hình hoặc có thị phần nhất định trên thị trường mà bên bán có thể tiếp tục khai thác phù hợp chiến lược thâu tóm thị trường của bên mua.
Đối tượng mục tiêu thường có quy mô đầu tư dài hạn hoặc trung hạn có thể tận dụng được như kết quả đầu tư công nghệ, tận dụng kinh nghiệm quản lý, tận dụng nguồn lao động có tay nghề.
Đối tượng mục tiêu có vị thế nhất định trên thị trường, giúp bên mua có thể giảm thiểu chi phí ngắn hạn và tăng thị phần trên thị trường, tận đung khả năng bán chéo dịch vụ hay tận dụng kiến thức về sản phẩm, kinh nghiệm thị trường để tiếp tục củng cố và tạo các cơ hội đầu tư kinh doanh mới.
Đối tượng mục tiêu có lợi thế về đất đai, hạ tầng, cơ sở vật chất có sẵn, có khả năng tận dụng được để giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu.
Bước 2: Báo cáo thẩm định
Dựa trên các đánh giá sơ bộ ở bước 1, bên mua sẽ tiến hành thuê các đơn vị tư vấn pháp lý và tư vấn tài chính chuyên nghiệp để đánh giá tổng thể đối tượng mục tiêu, trước khi đưa ra quyết định có giao dịch hay không.
Tuy nhiên, trên thực tế, bên bán không nhất thiết phải cung cấp hết toàn bộ thông tin nội bộ doanh nghiệp tùy theo quy định kiểm soát thông tin nội bộ của bên bán, quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc theo đề nghị của cổ đông… Do vậy, thông thường các bên nên ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin trước khi bên mua được tiếp cận dữ liệu thông tin của bên bán.
Ở Việt Nam, tùy từng đối tượng mục tiêu và nhu cầu của bên mua, bên mua thường tổ chức đánh giá một trong hai hoặc cả hai loại:
Báo cáo thẩm định tài chính ( Financial Due Dilligence): trong đó tập trung kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chuyển nhượng vốn, trích lập dự phòng, các khoản vay từ tổ chức và cá nhân, tính ổn định của luồng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh), kiểm tra khấu hao tài sản và khả năng thu hồi công nợ….
Báo cáo thẩm định pháp lý (Legal Due Dilligence): Tập trung đánh giá toàn bộ và chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến tư cách pháp nhân, tình hình góp vốn và tư cách của các cổ đông, các quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu, tài sản, lao động, dự án…
b, Giai đoạn đàm phán, thực hiện giao dịch – Ký hợp đồng M&A
– Đàm phán và ký kết hợp đồng M&A
Dựa trên kết quả thẩm định chi tiết, bên mua xác định được loại giao dịch mục tiêu là thâu tóm toàn bộ hay thâu tóm một phần, làm cơ sở để đàm phán nội dung M&A. Một số vấn đề cần lưu ý ở giai đoạn này như sau:
-Hiểu rõ sự khác nhau giữa “Merger” (Mua) và “Acquisition” (Sáp nhập): Bên mua và bên bán cần phải hiểu biết về các loại hình và biến thể của hình thức giao dịch M&A để đàm phán các nội dung cho phù hợp và hiệu quả.
-Định giá hợp lý: Bên mua và bên bán thường không thể gặp nhau ở giá của giao dịch: nghịch lý M&A thường xuyên được nhắc đến là bên mua thì chào giá quá cao còn bên bán chỉ chấp nhận được ở mức thấp. Để giải quyết vấn đề này, các bên trong giao dịch M&A thường thuê một đơn vị thẩm định giá độc lập để xác định giá trị của bên mua.
-Hợp đồng cần đầy đủ, minh bạch, dự liệu đầy đủ các tình huống: Sản phẩm của giai đoạn này là một Hợp đồng ghi nhận hình thức, giá, nội dung của thương vụ M&A. Hợp đồng M&A là sự thể hiện và ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch, vừa đề cập đến khía cạnh pháp lý; vừa ghi nhận cơ chế phối hợp một cách hài hòa các yếu tố có liên quan đến giao dịch M&A khác như tài chính, lao động, quản lý, phát triển thị trường…Hợp đồng cũng cần dự liệu các trường hợp khác nhau xảy ra trong và sau M&A và việc xử lý hậu quả. Nói một cách khác, hợp đồng M&A cần phải được thiết kế để trở thành công cụ bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch cho đến cả thời kỳ hậu M&A.
6. Thủ tục pháp lý ghi nhận M&A
Việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp chỉ được pháp luật công nhận khi đã hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến việc ghi nhận sự chuyển giao từ bên bán sang bên mua, đặc biệt là đối với các loại tài sản phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Khi hoàn thành bước này, một thương vụ M&A có thể được xem như hoàn thành.
7. Hệ quả pháp lý
Đối với giao dịch sáp nhập, sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ hoàn toàn chấm dứt tồn tại trong khi đó doanh nghiệp nhận sáp nhập lại được hưởng các quyền và nghĩa vụ lợi ích hợp pháp, cũng như chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị sáp nhập. Trong khi đó, đối với giao dịch mua lại thì sau khi hợp đồng có hiệu lực, doanh nghiệp bị mua lại sẽ chấm dứt hoạt động một phần đối với phần bị mua lại; doanh nghiệp mua lại sẽ được hưởng quyền và và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về những khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bị mua lại.
Mua bán và sáp nhập là hai hoạt động tương đồng nhưng vẫn khác biệt về bản chất, hệ quả pháp lý và chịu sự điều chỉnh của nhiều khung pháp luật khác nhau, thế nên dựa vào từng trường hợp cụ thể và một số yếu tố khác thì mới có thể xác định mỗi thương vụ M&A là hoạt động sáp nhập hay mua bán.
Quá trình M&A có thể là khởi đầu cho một chu kỳ phát triển mới hoặc đặt dấu chấm hết đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng được mua bán, sáp nhập. Ngược lại, đối với doanh nghiệp là bên mua sẽ giữ thế chủ động trong quy trình này, khi tiến hành M&A sẽ làm thay đổi cơ cấu sở hữu, quyền kiểm soát, điều hành, năng lực tài chính và quy mô kinh doanh, từ đó góp phần mở ra những cơ hội kinh doanh mới, tăng cường vị thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Mặt khác, M&A còn có thể tạo ra những làn sóng tái cấu trúc doanh nghiệp và nền kinh tế, góp phần cải thiện cơ cấu và độ mở, sự gắn kết và khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của mỗi doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Theo đó, tốc độ của quá trình sàng lọc các doanh nghiệp khỏe mạnh, chất lượng sẽ được đẩy nhanh hơn bao giờ hết. Từ đó, hình thành nên những tập đoàn, tổ chức phù hợp và hoạt động hiệu quả trong tình hình mới, từ đó gia tăng các động lực tích cực cho phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, hoạt động M&A cũng tiềm ẩn không ít rủi ro đối với các chủ thể tham gia. Cụ thể, các bên khi tiến hành M&A sẽ phải gặp không ít trở ngại liên quan đến vấn đề tài chính, giá trị thương hiệu, cũng như các rủi ro về pháp lý khác. Do vậy, trước khi bước vào một thương vụ M&A nào các bên tham gia đều phải tìm hiểu thông tin, tham vấn ý kiến kỹ lưỡng với chuyên gia để tránh được các vấn đề bất lợi phát sinh, cũng như các rủi ro về pháp lý không mong muốn.
Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm xử lý các vụ việc liên quan đến hoạt động M&A ở Việt Nam. Quý khách có nhu cầu, thắc mắc về giao dịch M&A hoặc các vấn đề pháp lý khác có thể liên hệ với chúng tôi tại:
Phòng Pháp chế và Đầu tư- Công ty Luật WINCO
Email: winco@winco.vn
Website: wincolaw.com.vn