THỦ TỤC TẠM NGỪNG, NGỪNG HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Các trường hợp dự án đầu tư bị tạm ngừng, ngừng hoạt động được pháp luật quy định như nào? Thủ tục thực hiện các hoạt động này ra sao? Các bạn hãy cùng Công ty Luật WINCO tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay.
- Quy định pháp luật về các trường hợp dự án đầu tư bị ngừng hoạt động
Điều 47 Luật Đầu tư 2020 quy định về ngừng hoạt động của dự án đầu tư như sau:
- Nhà đầu tư ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.
- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:
+ Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;
+ Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;
+ Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;
+ Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;
+ Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.
- Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Có thể thấy, các nhà đầu tư ngừng hoạt động dựa án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư, chỉ trừ những trường hợp bất khả kháng thì nhà đầu tư sẽ được miễn tiền thuê đất để khắc phục hậu quả bất khả kháng trong thời gian tạm ngừng hoạt động. Dự án đầu tư bị ngừng hoạt động sẽ bị chấm dứt hoạt động hoàn toàn trong các trường hợp sau:
- Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động.
- Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư.
- Thủ tục tạm ngừng, ngừng hoạt động dự án đầu tư
- Yêu cầu về hồ sơ
- Thông báo tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư
- Quyết định, biên bản họp về việc tạm ngừng
- Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh hoặc Quyết định chủ trương đầu tư.
- Giấy ủy quyền với người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật; Hợp đồng ủy quyền hoặc hợp đồng dịch vụ với tổ chức thực hiện dịch vụ nộp hồ sơ và giấy giới thiệu của tổ chức cho cá nhân nộp hồ sơ.
- Trình tự thực hiện thủ tục
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thực hiện thủ tục theo quy định pháp luật
- Tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư- Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi có trụ sở chính
- Nhận kết quả giải quyết hồ sơ
- Xử phạt hành vi không thông báo ngừng hoạt động dự án đầu tư
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt các quy dịnh về hoạt động đầu tư như sau:
“Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- d) Tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư nhưng không thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư hoặc có thông báo nhưng chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư;”
Trên đây là những quy định về thủ tục tạm ngừng, ngừng hoạt động đầu tư. Mong rằng những thông tin trên có ích đối với các bạn đọc !