Buy Wordpress, WHM , Plesk , SMTP , Cpanel
Hành lang pháp lý quản lý các dạng tài sản như tiền điện tử, tiền ảo tại Việt Nam hiện nay như thế nào? 

Hành lang pháp lý quản lý các dạng tài sản như tiền điện tử, tiền ảo tại Việt Nam hiện nay như thế nào? 

Ngày cập nhật: 19/01/2021 lúc 10:06:44

Theo các quy định pháp lý hiện nay việc sử dụng Bitcoin các loại tiền điện tử khác để thanh toán hàng hóa dịch vụ sẽ bị cấm ở Việt Nam. Tuy nhiên việc sưu tầm, tích trữ chúng thì hiện nay chưa bị đưa vào quy định cấm nào. Cụ thể như thế nào mời các bạn theo dõi.

K6, K7 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt như sau

” Khoản 6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Khoản 7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.”

hanh lang phap ly tien dien tu tien ao

Như vậy, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm Séc, Lệnh chi, Ủy nhiệm chi, Nhờ thu, Ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của NHNN được coi là hợp pháp, ngoài ra sẽ bị coi là bất hợp pháp. Theo quy định này, Bitcoin và các loại tiền ảo khác sẽ không được coi là phương tiện thanh toán, việc cung ứng, phát hành và sử dụng các đồng tiền ảo là không hợp pháp. Tuy nhiên quy định này chỉ áp dụng khi bạn sử dụng hoặc tạo điều kiện để sử dụng các loại hình tài sản nói trên để dùng trong thanh toán.

Ví dụ, bạn mua 1 cốc café, thay vì trả tiền mặt, bạn trả bằng bitcoin hoặc Litecoin dù với lượng rất nhỏ, hoặc bạn chấp nhận khách hàng thanh toán bằng các tài sản nói trên thì được coi là vi phạm quy định thanh toán của ngân hàng nhà nước. Cụ thể là đã sử dụng tiền tệ/tài sản không phải là VNĐ thanh toán cho các dịch vụ, hàng hóa tại Việt Nam. Điều này xảy ra tương tự khi bạn dùng USD, Yên Nhật hay Nhân dân tệ Trung Quốc thanh toán cho hàng hóa dịch vụ sử dụng hoặc bạn chấp nhận khách hàng thanh toán bằng các loại tiền tệ nói trên.

tien ao phuong tien thanh toan bat hop phap

Quy định tại Khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 50-100 triệu đồng:

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;

Ví dụ: bạn chủ động tạo 1 ví Bitcoin, ví Ethereum, mời khách hàng trả tiền bằng các loại tiền điện tử trên…

b) Cho thuê, cho mượn từ 10 tài khoản thanh toán trở lên;

Quy định xảy ra khi bạn lợi dụng nhân thân mở nhiều tài khoản thanh toán cho người thuê dùng.

c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Việc sử dụng tài sản điện tử như Bitcoin, Litecoin, Ripple ở mức thấp, chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì chỉ bị phạt hành chính ở mức nói trên.

Bên cạnh đó, theo Bộ luật hình sự 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017), tại Điều 206 sửa đổi về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, từ 1/1/2018, người nào thực hiện các hành vi trong đó có hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán gây thiệt hại về tài sản từ 100 -300 ngàn đồng đến dưới 300.000.000 đồng sẽ bị phạt tiền từ 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

NHNN cũng đã nhiều lần khẳng định Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam, ngày 21/07/2017 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã gửi Công văn số 5747/NHNN-PC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảo đến văn phòng chính phủ trả lời về vấn đề tiền ảo:

“tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung). Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.”

lua dao tien ao

Rõ ràng Ngân hàng nhà nước Việt Nam cảnh báo về việc nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân lừa người dân mua các loại tiền ảo, tiền điện tử. Một số thậm chí là loại hình đa cấp. Người trước lôi kéo người sâu để nhận lợi ích % từ việc lôi kéo. Nhưng lại chưa có đủ quy định về việc xử phạt cá nhân tổ chức sử dụng những loại tài sản này để rửa tiền, thu hút đầu tư… Chính điều này tạo kẽ hở cho những kẻ lừa đảo dùng tiền điện tử để thu hút tiền thật của người dân bỏ vào. Việc thiếu các quy định rõ ràng trong lĩnh vực này khiến cho nhiều vụ lừa đảo đa cấp quy mô lớn bị phanh phui trong thời gian vừa qua, những kẻ lừa đảo đã cao chạy xa bay với số tài khoản số của chúng.

Thậm chí một số quy định còn cho rằng việc giao dịch bằng các loại tiền điện tử như Bitcoin và các loại khác là giao dịch vô hiệu. Hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào điều chỉnh về vấn đề coi đồng tiền ảo và Bitcoin như một loại hàng hóa, một đối tượng để trao đổi mua bán.

RELATED ARTICLES: