Buy Wordpress, WHM , Plesk , SMTP , Cpanel
Quyền sở hữu trí tuệ là gì? 4 bước bảo hộ tài sản trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là gì? 4 bước bảo hộ tài sản trí tuệ

Ngày cập nhật: 18/12/2019 lúc 11:59:23

Trong một thế giới “phẳng”, những vấn đề liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được nhắc tới trong các thông lệ thương mại.

Câu chuyện hãng A “vô tư” sử dụng hình ảnh thương hiệu của hãng B không còn là câu chuyện ngoài vỉa hè quán nước. Mỗi hành động xâm phạm bản quyền đều có nguy cơ đưa nhau ra tòa để giải quyết. Thậm chí, việc vi phạm còn bị truy tố trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp.

Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ là đương nhiên. Nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp còn coi nhẹ khía cạnh này trong thương mại. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Việt Nam – Hàn Quốc diễn ra tại Hà Nội tháng 11/2018, Việt Nam đang xếp thứ 40/50 nước về tỷ lệ tuân thủ luật bản quyền.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các khái niệm liên quan tới tài sản trí tuệ. Ngoài ra, chúng ta cũng đi sâu khám phá tầm quan trọng của bản quyền, tác quyền đối với các giao dịch kinh doanh như thế nào.

tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ, hay còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm được cấu thành do trí tuệ của con người. Tài sản tri tuệ ở đây có thể là các sáng chế, tác phẩm nghệ thuật, các thiết kế, biểu tượng, tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong thương mại,…

Sở hữu trí tuệ là gì?

Tài sản trí tuệ là một tài sản vô hình, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Người tạo ra tài sản trí tuệ có quyền được ghi nhận và hưởng lợi ích từ sản phẩm do chính mình tạo ra.

Các loại hình tài sản trí tuệ

Copyright

Copyright, hay còn gọi là tác quyền, là một thuật ngữ dùng để chỉ quyền sở hữu của tác giá lên các tác phẩm nghệ thuật. Các tác phẩm nghệ thuật ở đây bao gồm: âm nhạc, kịch, phim ảnh, hội họa, thiết kể, nhiếp ảnh,…

Khi các sản phẩm nghệ thuật được hoàn thành, nó đương nhiên được tự động gắn quyền tác giả vào đó. Ký hiệu của copyright là biểu tượng ©, đi kèm tên tác giả, năm hoàn thành tác phẩm, và các yếu tố khác theo luật.

Với tác quyền, người sở hữu hoàn toàn có quyền được sao chép tác phẩm, sử dụng tác phẩm vào các mục đích khác nhau, biểu diễn tác phẩm và phân phối các bản sao tới công chúng.

Tác giả có thể hoặc không cần đăng ký tác quyền với sản phẩm của mình. Nhưng việc đăng ký có thể giúp tác giả kéo dài thời gian được luật pháp bảo vệ triệt để quyền của mình lên tới 70 năm.

Trademark ™ và Registered Trademark ®

Trademark (TM) và Registered Trademark (R), đều được hiểu là nhãn hiệu trong tiếng Việt, là dấu hiệu phân biệt, nhận biết giữa sản phẩm, dịch vụ của công ty A với sản phẩm dịch vụ của công ty B.

Trên thực tế, khi một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu ra đời, doanh nghiệp sản xuất ra nó có quyền đặt tên riêng cho nó, thiết kế logo và bộ nhận diện đặc trưng.

Sự phân biệt giữa Trademark và Registered Trademark ở đây là:

+ Registered Trademark là những nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký quyền sở hữu chính thức với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì thế, nó được pháp luật bảo hộ đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo luật.

+ Trademark là nhãn hiệu chưa đăng ký quyền sở hữu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chính vì thế, trademark không được quyền bảo hộ về mặt pháp lý.

>>Hướng dẫn thủ tục nộp đơn xin cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Patent

Patent (hay còn gọi là bằng sáng chế), chính là quyền công nhận và sở hữu một phát minh trí tuệ nào đó.

Bằng sáng chế cho phép người sở hữu được quyền phân phối quyền sử dụng phát minh của mình vào bất kỳ hình thức nào (như sử dụng trong mục đích thương mại, phi thương mại, mục đích nghiên cứu, học tập,…).

>>Hướng dẫn thủ tục nộp đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích tại Việt Nam

Ví dụ:

Nobel – nhà khoa học phát minh ra thuốc nổ Dynamite – có quyền cho phép các công ty vũ khí sử dụng phát minh của ông vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, họ phải trả cho ông một số tiền nhất định để sử dụng chúng.

Thiết kế công nghiệp

Bất kỳ một thiết kế công nghiệp nào đều được công nhận và bảo hộ bởi pháp luật. Thiết kế đó có thể được thể hiện dưới dạng ba chiều (như hình dáng, chất liệu sản phẩm), hoặc được thể hiện dưới dạng hai chiều (hoa văn, màu sắc, đường nét sản phẩm).

Ví dụ:

Tất cả mọi khía cạnh liên quan tới thiết kế của chiếc điện thoại iPhone của Apple đều được pháp luật bảo hộ, từ hình dáng, chất liệu, cho tới đường nét, màu sắc mà nhà sản xuất sử dụng cho sản phẩm.

Vị trí địa lý

Việc sử dụng vị trí địa lý để gắn kết nơi sản xuất sản phẩm, dịch vụ cũng được quy định trong luật pháp.

Ví dụ:

Những sản phẩm tỏi đen được sản xuất tại Phú Quốc được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ. Những sản phẩm tỏi đen khác mà không sản xuất từ Phú Quốc không được phép sử dụng địa danh địa lý này để quảng bá cho sản phẩm của mình.

Tại sao phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ?

Theo thống kê của Văn phòng Đăng ký Bằng Sáng chế và Quyền Sở hữu Nhãn hiệu Hoa Kỳ, năm 2017, văn phòng đã tiếp nhận tới hơn 440.768 đơn đăng ký cấp quyền sở hữu tài sản trí tuệ, cao hơn 14% so với cùng kỳ năm 2016.

Điều này cho thấy các doanh nghiệp Hoa Kỳ rất chú trọng tới khía cạnh pháp lý liên quan tới các tài sản trí tuệ họ đang nắm giữ.

Việc đăng ký quyền bảo hộ này giúp các doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước bất kỳ sự xâm phạm nào về thương hiệu, bằng sáng chế, cũng như các hình ảnh thiết kế của sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu từ bên ngoài.

Nếu các doanh nghiệp coi thường khía cạnh này, họ có thể phải bỏ rất nhiều tiền cho hoạt động kiện tụng. Thậm chí, họ còn phải đầu tư thêm tiền của, công sức cho công việc thiết kế lại thương hiệu, và có khả năng bỏ lỡ những cơ hội tiềm năng từ thị trường.

Tại Việt Nam, con số các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu chỉ dừng lại ở mức 26% tổng số doanh nghiệp (theo số liệu của Bộ Tư pháp, 2016). Đây là con số đáng báo động, có thể khiến các công ty rơi vào thế khó trong các cuộc tranh chấp về bản quyền tài sản trí tuệ sau này.

Rủi ro khi doanh nghiệp không đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

Sự thiếu coi trọng khía cạnh quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đẩy họ vào những tình cảnh éo le như sau:

  • Họ có thể bị mất toàn bộ quyền sở hữu và sử dụng thương hiệu vào tay đối thủ cạnh tranh.
  • Các doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều tiền của và công sức cho hoạt động kiện tụng, dàn xếp.
  • Các doanh nghiệp có thể phải tái cơ cấu lại thương hiệu, nếu họ bị xử thua kiện trong cuộc tranh chấp tài sản trí tuệ.
  • Các doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh tiềm năng, nếu không được quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu của chính mình trên các thị trường quốc tế.

RELATED ARTICLES: