Trợ giúp pháp lý là gì?

Ngày cập nhật: 14/10/2020 lúc 3:48:26

1)  Định nghĩa: cụm từ TGPL “trợ giúp pháp lý” được Liên Hợp Quốc định nghĩa như sau: TGPL-“Trợ giúp pháp lý” bao gồm tư vấn pháp lý, hỗ trợ và đại diện cho người bị tạm giam, bị bắt hoặc bị tù giam, bị tình nghi hay bị cáo buộc, hoặc bị buộc tội phạm tội hình sự và cho các nạn nhân và nhân chứng trong quá trình tố tụng hình sự, được cung cấp miễn phí cho những người không có đủ điều kiện hoặc khi lợi ích của công lý đòi hỏi như vậy. Hơn nữa, TGPL cũng có chủ đích bao hàm các khái niệm về giáo dục pháp luật, tiếp cận thông tin pháp lý và các dịch vụ khác được cung cấp cho các đối tượng thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp và quá trình tư pháp phục hồi.

Theo định nghĩa của Bộ Tư Pháp Việt Nam: TGPL là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Ở đây chúng ta quan tâm chủ yếu tới quyền được TGPL, để phân biệt với quyền được hỗ trợ pháp lý, và nhằm phát huy và đem lại hiệu lực cho một chuẩn mực quốc tế mà theo đó, một người có quyền được tự bào chữa thông qua hỗ trợ pháp lý. Khái niệm TGPL bao hàm cả dịch vụ được cung cấp – tư vấn, hỗ trợ và đại diện pháp lý -và việc cung cấp dịch vụ đó miễn phí cho người có quyền được hưởng. Đôi khi cần phải phân biệt giữa hai khái niệm này. Đồng thời, cũng cần phân biệt giữa các dịch vụ pháp lý được tài trợ của Nhà nước (của quốc gia, khu vực hoặc địa phương) và dịch vụ tài trợ bởi các nguồn khác, chẳng hạn như các tổ chức xã hội dân sự. Do đó, các khái niệm sau đây được áp dụng cho các mục đích này.TGPL có nghĩa là tư vấn, hỗ trợ và/hoặc đại diện pháp lý và cung cấp các dịch vụ trên một cách miễn phí cho người có quyền được hưởng. Nhằm phục vụ mục đích này, TGPL không được dùng để chỉ giáo dục pháp luật, cũng không phải để chỉ một hình thức giải quyết tranh chấp thay thế hoặc các quá trình tư pháp phục hồi, mà sẽ có tên gọi cụ thể thích hợp. Trường hợp cần thiết phải phân biệt giữa TGPL và tư vấn, hỗ trợ và đại diện pháp lý, thì áp dụng các khái niệm dưới đây. TGPL do Nhà nước tài trợ có nghĩa là việc Nhà nước tài trợ cho dịch vụ tư vấn, hỗ trợ và/ hoặc đại diện pháp lý, được cung cấp miễn phí cho người nhận, hoặc nhà nước trợ cấp các chi phí cho người nhận (có nghĩa là, người nhận đóng góp một phần, phần chi phí còn lại do Nhà nước trả).

Công ty Luật TNHH WINCO (WINCO LAW FIRM) là một cơ quan tư nhân có quyền tham gia vào quá trình trợ giúp pháp lý (TGPL) cho những công dân Việt Nam và công dân nước ngoài và các tổ chức trong các tiến trình của thủ tục pháp lý tại Việt Nam nếu các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. WINCO từng đại diện cho hàng trăm thân chủ cá nhân và tổ chức trong nhiều vụ việc khác nhau kể cả trong quá trình tiền tố tụng.

 

2) Những đối tượng nào được TGPL miễn phí bởi nhà nước:

  1. Người có công với cách mạng.
  2. Người thuộc hộ nghèo.
  3. Trẻ em.
  4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

đ. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

  1. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
  2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

– Người nhiễm chất độc da cam;

– Người cao tuổi,

– Người khuyết tật;

– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

– Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

– Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật phòng, chống mua bán người;

– Người nhiễm HIV.

Trong trường hợp các cá nhân như nói trên không có nhu cầu sử dụng các TGPL miễn phí của nhà nước mà có nhu cầu chỉ định một cơ quan, tổ chức khác tham gia thì những cơ quan như Công ty Luật TNHH WINCO có thể thay cho cá nhân đó một cách tích cực và chuyên nghiệp hơn nhờ vào kinh nghiệm công tác lâu năm và đa dạng trong các lĩnh vực Pháp lý khác nhau.

 

3) Quyền và nghĩa vụ của người được TGPL miễn phí bởi nhà nước:

3a) QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TGPL

  1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
  2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
  3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
  4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

đ. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp sau:

– Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Thực hiện hành vi bị nghiêm cầm theo quy định, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;

+ Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ công tác viên trợ giúp pháp lý, chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật;

+ Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.

– Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;

+ Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;

+ Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Trong trường hợp nói trên bạn nên nhờ một cơ quan khách quan độc lập như Luật WINCO để hỗ trợ bạn.

  1. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
  2. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
  3. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật nay và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

3b) NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TGPL

  1. Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
  2. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đó.
  3. Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý.
  4. Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về một vụ việc đang được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp.

đ. Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

 

4) Hình thức được TGPL

Các tổ chức thực hiện TGPL hoặc cung cấp dịch vụ TGPL như công ty Luật WINCO sẽ TGPL theo các hình thức sau:

-Tư vấn pháp luật (Trực tiếp hoặc bằng văn bản)

-Tham gia tố tụng

-Đại diện ngoài tố tụng

-Hòa giải

-Giúp đỡ thủ tục hành chính, khiếu nại

 

Khi cần trợ giúp pháp lý bạn nên liên hệ trực tiếp các cơ quan hữu quan hoặc các tổ chức hành nghề tư nhân như Công ty Luật TNHH WINCO để biết thông tin và các thủ tục chi tiết hơn.

Liên hệ tại giờ hành chính từ thứ 2 tới thứ 7 hàng tuần tại 54 Trần Quốc Vượng- Cầu Giấy- Hà nội.

Liên hệ qua email: winco@winco.vn, website: www.wincolaw.com.vn , Tel: +8424 37628119.

RELATED ARTICLES: