Buy Wordpress, WHM , Plesk , SMTP , Cpanel
Sự phân biệt giữa nhãn hiệu (trademark), thương hiệu (brand name) và tên thương mại (trade name) như thế nào?

Sự phân biệt giữa nhãn hiệu (trademark), thương hiệu (brand name) và tên thương mại (trade name) như thế nào?

Ngày cập nhật: 06/11/2020 lúc 3:31:21

Ngày nay có rất nhiều người không phân biệt thế nào gọi là nhãn hiệu, thương hiệu và tên thương mại nên khi muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đôi khi sẽ bị nhầm lẫn và hoang mang. Ngoài ra, các quy định của pháp luật Việt Nam đang hoàn thiện dần và hiện nay đã có luật về

  • Sở hữu trí tuệ,
  • Luật doanh nghiệp,
  • Luật đầu tư
  • …đặc biệt là các quy định về thương hiệu, tên thương mại nên việc phân biệt các yếu tố này thực sự là khó khăn với một số quý khách hàng. Để giúp các bạn hiểu rõ các khái niệm này, WINCO sẽ giải thích vắn tắt hơn dưới đây:

a) Nhãn hiệu hàng hóa (trademark)

Là “dấu hiệu” dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. “Dấu hiệu” này có thể là chữ cái, từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dạng đen trắng.

so sánh thương hiệu nhãn hiệu

Nhãn hiệu được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp, phải được đăng ký tại cơ quan chính thống về mặt pháp luật như Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam thuộc Bộ Khoa học công nghệ- môi trường. Nó được xây dựng trên nền tảng pháp luật đã được thông qua tại Quốc Hội Việt nam dưới hình thức là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản hướng dẫn sau đó. Nó được ví như phần tài sản “linh hồn” cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ trong quá trình phát triển của mình.  Doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu với các nhóm sản phẩm khác nhau, hoặc theo từng thời kỳ kinh doanh.

Ví dụ các nhãn hiệu như Fbeauty và FptShop hay FPTArena đều là nhãn hiệu thuộc Tập đoàn FPT. Hay như 2 nhãn hiệu WINCOLAW và hình cũng như “Văn phòng Luật sư WINCO” và hình tuy khá giống nhau nhưng đều là nhãn hiệu khác nhau để nhằm bảo hộ các khía cạnh khác nhau của quyền Sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp khi đăng ký nhiều nhãn hiệu nhằm bảo hộ các ý tưởng nhằm phân biệt giữa các nhãn hiệu khác nhau và độ bao phủ cho thương hiệu của mình được rộng hơn.

b) Thương hiệu (brand name):

 “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp” (theo Định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO).

Ví dụ thương hiệu SAMSUNG của tập đoàn SamSung. Thương hiệu FPT của tập đoàn FPT, thương hiệu Emime của Tập đoàn Emime v.v…

thương hiệu nổi tiếng việt nam brand name winco

Như vậy, theo khái niệm trên thì thương hiệu chính là một tài sản vô hình liên hệ với doanh nghiệp, đã bao gồm cả nhãn hiệu. Nó được xem là một khái niệm mà người tiêu dùng dành cho một sản phẩm đã có từ rất lâu rồi, do doanh nghiệp xây dựng và được người tiêu dùng chấp nhận và được ví như là phần “linh hồn” của doanh nghiệp.

Ví dụ như người tiêu dùng sẽ bỏ ra chi phí nhiều hơn cho các sản phẩm đến từ thương hiệu Iphone của Apple dù đó là Iphone Xmas, Iphone SE, Iphone 12 … vì thương hiệu Iphone đã được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ đi kèm 1 hệ sinh thái phát triển theo thời gian lâu bền của công ty Apple (Mỹ). Hoặc như thương hiệu FPT của nhóm doanh nghiệp thuộc Tập đoàn FPT, dù các công ty này bán rất nhiều sản phẩm khác nhau từ điện thoại, máy tính ở FPTshop cho tới các dịch vụ Internet, điện thoại IP của công ty Viễn thông FPT hay thuốc men dược phẩm, giáo dục v.v…nhưng bởi được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, chế độ hậu mãi hay danh tiếng mà họ sẽ quan tâm hơn khi chọn các dịch vụ từ thương hiệu FPT.

Như vậy để có 1 thương hiệu được nhận diện tốt bởi khách hàng thì ngoài việc đăng ký các nhãn hiệu tương ứng với cơ quan nhà nước doanh nghiệp còn phải được cả người tiêu dùng công nhận gắn bó theo thời gian.

c) Tên thương mại (trade name)

Tên thương mại thường được hiểu là tên gọi (tên gọi riêng biệt) đã được tổ chức, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (cơ quan nhà nước) như Sở kế hoạch đầu tư Thành phố và được cấp giấy phép hoạt động theo nội dung tên gọi đó. Công ty Luật WINCO sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu qua về các quy định pháp lý liên quan đến tên thương mại như sau:

Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2007 quy định: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

  • Tên thương mại phải là tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa.
  • Tên thương mại bao gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt.

Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.

Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. Phần mô tả không có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần mô tả giống nhau).

Ví dụ: Với tên Công ty Cổ phần Đầu tư Adamah. Phần mô tả là “Công ty Cổ phần đầu tư”, phần phân biệt là “Adamah”, phân biệt với “Công ty Cổ phần Đầu tư Trà Tiên Thiên”. Hoặc ví dụ “Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam” không có khả năng phân biệt (Tổng công ty – mô tả loại hình công ty; Bưu chính viễn thông- lĩnh vực hoạt động; Việt Nam – không có khả năng phân biệt). Vì vậy phải thêm dấu hiệu khác là “VNPT” là tên giao dịch. Tên thương mại thường là tên doanh nghiệp.

Để nói về việc bảo hộ tên thương mại hay nhãn hiệu. WINCO sẽ giới thiệu với các bạn ở các chủ đề riêng biệt. Nhưng với những thông tin ngắn gọn nói trên hy vọng các bạn đã phân biệt được 3 khái niệm quan trọng liên quan tới:

  • Nhãn hiệu (Trademark),
  • Tên Thương hiệu (brand name),
  • Tên Thương mại (trade name).

WINCO, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2002. Thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam; do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như

    • Managing Intellectual Property (MIP),
    • World Trademark Review (WTR1000),
    • Legal 500 Asia Pacific,
    • AsiaLaw Profiles,
    • Asia Leading Lawyers,
    • Asia IP và Asian Legal Business (ALB).

… WINCO có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn sâu. Hỗ trợ khách hàng trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài; bao gồm cả các vấn đề liên quan đến

  1. hợp đồng li-xăng.
  2. hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  3. hợp đồng chuyển giao công nghệ.

WINCO còn là thành viên của các Hiệp hội, Tổ chức trong nước và Quốc tế như:

  • Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (VIPA ),
  • Hội luật gia Việt Nam (VAL),
  • Hiệp hội Sở hữu Trí tuệ Châu á (ASEAN IPA ),
  • Hiệp hội Luật sư sáng chế Châu á (APAA),
  • Tổ chức Nhãn hiệu Quốc tế (INTA),
  • Tổ chức Nhãn hiệu Cộng đồng Châu Âu (ECTA),
  • Hiệp hội Bảo hộ quyền Sở hữu Trí tuệ Quốc tế (AIPPI),
  • Hiệp hội Luật sư Liên Thái Bình Dương (IPBA),
  • Hiệp hội Luật sư Châu Á Thái Bình Dương (LawAsia),
  • Các Đoàn Luật sư Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác.

Mọi thông tin cần thiết liên quan đến thủ tục tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu, đăng ký tên thương mại khách hàng vui lòng liên hệ.

Công ty Luật TNHH WINCO

1) Văn phòng HN: Tòa nhà WINCO 54 Trần Quốc Vượng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

Tel: (8424) 37628119/ (024)37628185  

Fax :   (84-24) 3 7628120 / (024) 37628526

Email: winco@winco.vn /trademark@winco.com.vn

2) Văn phòng TP. HCM:
Lầu 2, Tòa nhà Harbour View Tower, 35 Nguyễn Huệ, Q1, TP. Hồ Chí Minh;
ĐT   :   (84-28) 3 8218291 * (84-28) 3 8214594 * Fax :   (84-28) 3 8218292
E-mail:     info@winco.com.vn – winco@winco.vn – patent@winco.com.vn
Website:  www.wincolaw.com.vn

RELATED ARTICLES: