BÀI 2: BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỚI GAME NHƯ THẾ NÀO?

Ngày cập nhật: 20/02/2023 lúc 3:50:39

bao ho quyen so huu tri tue voi game

 

Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu vi phạm SHTT game là gì và cần đăng ký bảo hộ SHTT với Games như thế nào. 

I) Vi phạm SHTT game là gì

Nếu như là một người thường xuyên chơi game,  có thể bạn đã từng rất thích thú với một tựa game mà khiến bạn có thể chơi một cách hăng say, nhưng sau đó lại bắt gặp một game khác tuy không giống hoàn toàn như có điều gì đó “từa tựa” với game mình yêu thích. Vậy game mà bạn nhận thấy “từa tựa” đó có vi phạm gì về mặt pháp luật nói chung và luật SHTT nói riêng không? Chúng ta cùng phân tích những hành vi xâm phạm quyền tác giả được đề cập đến trong luật SHTT như sau:

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

  1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
  2. Mạo danh tác giả.
  3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, bất kỳ hành vi nào xảy ra đối với game mà được đề cập đến trong các điều nêu trên đều có thể được quy vào hành vi xậm phạm quyền tác giả game.

Ví dụ về vụ kiện xoay quanh hình ảnh chú gấu trúc trong game Taichi. Cụ thể, Snail Game phát hành game mobile (dành cho thiết bị di động) có tên là Taichi Panda. Theo đó, Blizzard Entertainment, Inc. cho rằng hình tượng chú gấu trúc của Snail Game giống với chú gấu trúc trong đoạn phim ngắn World of Warcraft: Mists of Pandaria của hãng. Chính vì sự trùng hợp này nên Blizzard quyết định kiện Snail Game vì đã ăn cắp bản quyền nhân vật của mình.

Việc nhân vật game “từa tựa” một nhân vật nào đó trong game khác cũng có thể là một hành xi xâm phạm quyền tác giả game nếu việc “từa tựa” đó là cố ý và có mục đích cụ thể.

Ví dụ khác là hiện tượng game Flappy bird của tác giả Nguyễn Hà Đông phát hành năm 2013. Ban đầu game chỉ được phát hành trên hệ điều hành iOS dành cho các thiết bị trong hệ sinh thái Apple. Tuy nhiên, sau sự thành công bất ngờ của game này với số lượng người tải và chơi game tăng vọt, game đã được chỉnh sửa để phát hành trên cả nền tảng Android cho các người chơi không sử dụng thiết bị chạy hệ điều hành iOS. Đến tháng 2/2014 tuy trò chơi đã được chính tác giả gỡ trên kho ứng dụng, nhưng trên kho ứng dụng vẫn còn tồn tại hàng hoạt những tựa game có nội dung, đồ họa và cách chơi gần như sao chép y hệt game Flappy bird với những cái tên khác như: Clumsy Bird, Flappy Fly, Falppy Fish, Flappy Duck, Flappy Dragon, Flappy Bug, Flappy Pig,….. Tuy không có vụ kiện nào diễn ra nhưng có thể thấy việc xâm phạm bản quyền game có thể diễn ra với tốc độ nhanh và phạm vi rộng đến mức nào.

II) Vì sao cần đăng ký bảo hộ quyền tác giả game?

Quyền tác giả được phát sinh đồng nghĩa với việc nó cần được bảo hộ, ở đây là tác giả của game. Việc bảo hộ quyền tác giả đúng như bản chất tên gọi của nó, là bảo vệ quyền của người lập trình ra và sở hữu game đó theo quy định của Pháp luật sở hữu trí tuệ.

Nếu việc đăng ký bảo hộ không được thực hiện sớm nhất có thể-như đã đề cập ở trên, ngay cả khi game còn đang trong quá trình xây dựng và phát triển chưa được phát hành tới công chúng thì việc vi phạm luôn thường trực xảy ra, gây ra những hậu quả khó lường cho tác giả game, thậm chí là thiệt hại vô cùng lớn về mặt kinh tế.

Hãy thử tưởng tượng một công ty lớn dành rất nhiều kinh phí và nguồn lực để đầu tư phát triển một tựa game và bị đánh cắp mã nguồn sẽ như thế nào? Họ mất công nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị hiếu khách hàng, mua các ứng dụng công nghệ hỗ trợ, thuê các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác tư vấn,….để xây dựng được một tựa game thời thượng và nắm bắt được trào lưu của cộng đồng người chơi game. Nhưng khi chưa kịp phát hành thì vì một lí do nào đó đã bị lấy cắp mã nguồn bởi một công ty đối thủ. Công ty này sau khi đánh cắp mã nguồn đã chỉnh sửa lại các nhân vật và kịch bản game (bao gồm cả tên gọi của game) rồi phát hành trước khi game mà họ đánh cắp được phát hành. Điều này sẽ khiến cho lượng khách hàng đổ dồn về sử dụng game của công ty đánh cắp, dẫn tới game của công ty ban đầu thất bại vì không có người chơi. Không chỉ dừng lại ở thất bại về khách hàng, công ty ban đầu còn thiệt hại toàn bộ chi phí nghiên cứu phát triển do mình đã bỏ ra, và đối với những dự án tâm huyết điều này có thể kéo theo sự sụp đổ của cả một doanh nghiệp.

Quy trình đăng ký bảo hộ quyền tác giả game

Theo quy định mới nhất về vấn đề đăng ký quyền tác giả, để có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả game chúng ta cần thực hiện các bước sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký: người đăng ký phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ các giấy tờ và nội dung sau:
  • Tờ khai đăng ký theo mẫu
  • Bản sao công chứng giấy tờ tùy thân của tác giả.
  • Bản sao công chứng giấy tờ của chủ sở hữu (giấy tờ tùy thân nếu chủ sở hữu là cá nhân hoặc đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu là doanh nghiệp, giấy tờ khác nếu là tổ chức)
  • Bản sao mô tả nội dung game ( bản sao chương trình): mã nguồn chương trình và đĩa CD lưu nội dung chương trình.
  • Các giấy tờ ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền), văn bản đồng ý của đồng tác giả (nếu game do nhiều tác giả đứng tên), văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu game do nhiều bên cùng nhau sở hữu). 
  • Nộp hồ sơ đăng ký qua công ty Luật TNHH WINCO để bảo vệ quyền SHTT với Game:

 Sau khi chuẩn bị kĩ về mặt nội dung, hồ sơ nói trên tác giả có thể đến làm việc trực tiếp với Công Ty Luật TNHH WINCO để tham vấn them và chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn thiện thủ tục giấy tờ tại Cục Bản Quyền Tác Giả. Ngoài ra với các Game phát hành tại nhiều Quốc gia, WINCO cũng có thể hỗ trợ tư vấn tác giả/ chủ sở hữu về việc bảo hộ quyền tác giả/tác phẩm tại các quốc gia khác nếu các quốc gia đó có liên hệ với Việt nam về quyền bảo hộ tác giả tác phẩm. Thông qua các đối tác là hàng trăm hãng Luật SHTT trên toàn thế giới WINCO hoàn toàn có thể hỗ trợ bạn hoàn thiện thủ tục hồ sơ giấy tờ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ/ tác quyền của mình.

  • Nhận kết quả tại Việt Nam: 

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ được xác nhận nộp, Cục bản quyền tác giả sẽ có kết quả trả người nộp là Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả. Trường hợp Cục bản quyền từ chối cấp giấy sẽ kèm văn bản nêu rõ lí do từ chối cho người nộp.

Để tránh việc bị từ chối đơn bảo vệ bản quyền do rất nhiều lý do, bạn nên làm việc trước với WINCO để được tư vấn, lập hồ sơ giải trình để Hồ sơ đăng ký được trọn vẹn và quá trình đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ của Game được

Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ được ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với game (chương trình máy tính) là 75 năm kể từ ngày game dược công bố.

Mời các bạn theo dõi phần 3 : các xu thế game hiện nay và lợi ích của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trước khi ra mắt

Phần 1: BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ

RELATED ARTICLES: